Các Thông Tin Chi Tiết Về Bản Đồ Cao Tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Tuyến Cao Tốc Mỹ Phước – Tân Vạn còn có tên gọi khác là Đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng được Becamex làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến đường là 48.9 km. Tuyến đường này có ý nghĩa to lớn về kinh tế, xã hội trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng về lưu lượng phương tiện vượt trên 15%/năm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn chi tiết nhé.

Sơ lược về bản đồ Cao Tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vì vậy mà tốc độ tăng trưởng về giao thông vận tải là rất nhanh, vượt trên 15%/năm. Dân số tỉnh Bình Dương cũng tăng nhanh vì các khu công nghiệp hội tụ cũng thu hút lượng lớn lao động. Hiện tại có hơn 27 khu công nghiệp đang được xây dựng tại khu vực Bắc Bình Dương chiếm từ 50007000 ha. GDP của tỉnh liên tục tăng trong nhiều năm liền hơn 15%, trong đó ngành công nghiệp tăng hơn 25%.

Chính vì vậy mà dự án phát triển tuyến đường đi cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn có ý nghĩa rất lớn. Đây là tuyến giao thông chiến lược của tỉnh, xuyên qua khu công nghiệp mới và các cảng biển Cái Mép, Thị Vải,.. cảng container (cảng Đồng Nai, quận 9, Bình Dương) và sân bay Quốc tế Long Thành; giúp giảm thời gian vận chuyển lên đến 25% và chi phí vận chuyển cũng giảm đi 30%.

Sau nhiều giai đoạn thi công bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn và đi vào hoạt động đến nay tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã bắt đầu thông xe toàn tuyến từ ngày 5/2021, giúp tỉnh Bình Dương thu hút hàng tỷ USD vốn FDI.

Thông số chi tiết tuyến đường Cao Tốc Mỹ Phước Tân Vạn

  • Tên tuyến đường: Mỹ Phước – Tân Vạn
  • Tổng chiều dài: 48.9 km
  • Điểm bắt đầu: Đường Hồ Chí Minh (Huyện Bàu Bàng)
  • Điểm kết thúc: Ngã 03 Tân Vạn (Quốc Lộ 1A)
  • Đi qua các địa phương: TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một, TP Dĩ An, huyện Bàu Bàng và Huyện Bến Cát.
  • Thiết kế: Có 5 cầu vượt toàn tuyến, 3 nút giao8 làn xe
  • Lộ giới: 30m
  • 6 làn xe: 23m
  • Dải phân cách: 2m
  • Vỉa hè mỗi bên 2,5m
  • Lan can an toàn: 2×0.75m = 1,5m
  • Lưu lượng xe tối đa: 170.000210.000 xe/ngày đêm.
  • Đi qua 4 cầu vượt: Suối Giữa, rạch Bà Hiệp, suối Bình Thắng, rạch Bà Khâm.
  • Nút giao thông chui vượt: ngã 5 An Phú; Quốc Lộ 1, khu liên hợp Thủ Dầu Một
  • Hình thức đầu tư: đường cao tốc theo hình thức BOT.

Cao tốc Tân Vạn xe máy đi được không?Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn cấm giờ khi nào? Tuyến cao tốc huyết mạch Mỹ Phước Tân Vạn đã được thông toàn tuyến, được liệt kê vào một trong những tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng nhất tại Bình Dương nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Định hướng xây dựng đường bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn đã có từ hơn 10 năm trước. Thời điểm đó, tuyến đường gần như là duy nhất kết nối TP. HCM và Bình Dương là quốc lộ 13. Đề án quy hoạch và thi công Mỹ Phước Tân Vạn giúp giảm tải cho quốc lộ 13, tạo thêm một trục đường quan trọng luân chuyển hàng hóa. Liên kết nối các tỉnh thành và cùng với các tuyến đường vành đai hội tụ về cảng Cái Mép – Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành.

Các tiện ích liền kề bản đồ Cao Tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Bên cạnh việc giải quyết vấn đề về giao thông quá tải của tỉnh Bình Dương, thì dự án bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn còn thừa hưởng nhiều tiện ích cải thiện chất lượng môi trường cũng như chất lượng cuộc sống.

  • Hành lang cây xanh được xây dựng giữa tuyến đường và các khu dân cư, tạo thành nhiều mảng, nhiều tầng khác nhau nhằm giúp giảm tiếng ồn, hạn chế khói bụi, bẩn, mang lại bầu không khí trong lành cho các khu vực xung quanh.
  • Ven đường không xây dựng những khu dân cư cao tầng
  • Hạn chế tối đa phương tiện vận chuyển hàng vượt quá mức quy định, xả khí thải nhiều, hư hỏng nặng. Dùng nhiều biện pháp tối ưu trên tuyến đường, đảm bảo không hề bị sụt lở của tuyến đường, những hư hỏng hay có va chạm.
  • Hệ thống cống thoát nước đầy đủ, giúp hệ thống nước được lưu thông, không có tình trạng nhập nước tồn đọng.

Bản đồ Cao Tốc Mỹ Phước Tân Vạn Bình Dương

Sự hiện diện của bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn Bình Dương góp phần lớn trong đề án phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh nói riêng và cả khu vực nói chung. Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn cấm giờ được xem là một trong những tuyến đường vô cùng quan trọng của tỉnh.

Chiều dài: Điểm đầu là từ đường ĐT741, cách ngã tư Sở Sao khoảng chừng 14Km phía Bắc của thị xã Thủ Dầu Một, điểm cuối là Tân Vạn – đầu cầu Đồng Nai, qua các địa phương: Thuận An, Thủ Dầu Một và Dĩ An. Chiều dài suốt cả tuyến là khoảng 29.8Km.

Các giai đoạn thi công Cao Tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Dự án xây dựng đường bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn với chiều dài gần 48.9km. Đường chính và 12km. Đi qua 18 cầu vượt lớn và 04 nút giao thông kết nối với bên ngoài. Điểm đầu là KCN và đô thị Mỹ Phước, qua các KCN lớn thuộc 04 địa phương là Bến Cát, Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An đến cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế. Tuyến đường được thiết kế với tiêu chuẩn đường ô tô cao cấp có vận tốc trung bình đạt 100km/h. Theo đó, tiến độ đường Mỹ Phước – Tân Vạn mới nhất như sau.

Quá trình xây dựng được triển khai qua 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thi công đoạn ngã ba Tân Vạn đến Mỹ Phước, chiều dài đoạn này là 38km. Từ khu công nghiệp và Đô thị Mỹ Phước xuyên qua 1 huyện và 3 thành phố là: Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một và Dĩ An đến ngã 03 Tân Vạn.

Theo dự kiến ban đầu thì đoạn đường này sẽ là cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Tuy nhiên, vì vướng một vài trục trặc nên đã hủy kế hoạch này. Khi hoàn thành tuyết đường này được gọi tên là Tân Vạn – Mỹ Phước – Bàu Bàng, góp phần liên kết với tuyến đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và toàn bộ hệ thống giao thông của vùng trọng điểm kinh tế miền Nam. 

Giai đoạn 2: Đoạn từ Mỹ Phước lên Huyện Bàu Bàng được gọi là đường Mỹ Phước – Bàu Bàng hoặc Mỹ Phước Tân Vạn kéo dài. Toàn tuyến này chiều dài là 10.9 km, thuộc địa phận hai huyện Bến Cát (4,1km) và Bàu Bàng (6,8km). Việc thi công đoạn này cũng gặp một số trở ngại vì công tác đền bù giải tỏa mặt bằng. Khoảng cuối năm 2020 thì sẽ đi vào hoạt động thông xe toàn tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng.

Lợi thế khi có cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Từ khi cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn được thông xe, tỉnh Bình Dương cũng được hưởng lợi rất lớn.

Thứ nhất, cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn đi qua các KCN lớn thuộc 4 huyện thành phố là Bàu Bàng, Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một, Dĩ An, liên kết đến cảng biển quốc tế quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ. Các chuyên gia tính, tuyến đường này giúp giảm đến 25% thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển cũng theo đó mà giảm ở mức 30% đối với vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà máy thuộc các KCN đi đến các cảng biển quốc tế (Thị Vải, Cái Mép…), cảng container ( Đồng Nai, Quận 9, Bình Dương).

Thứ hai, cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn là mạch giao thông đặc biệt của tỉnh trong việc kết nối Bắc – Nam. Nó có vai trò kết nối các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, TP.HCM).

Thứ ba, 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã đi đến thống nhất xây dựng cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nhằm đón đầu làn sóng dự án sân bay Long Thành tỉnh Đồng Nai. Khi hạng mục này hoàn thành sẽ có thêm một cửa ngõ mới để liên kết Bình Dương với sân bay quốc tế Long Thành, vì vậy mà việc kết nối cũng được rút ngắn đáng kể với cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước.

Thứ tư, cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn giúp bổ sung một trục giao thông quan trọng cho các KCN tỉnh Bình Dương, cũng là góp phần giảm tải lưu lượng cho quốc lộ 13 (tuyến đường duy nhất kết nối TPHCM và Bình Dương, đoạn qua Bình Dương được gọi là đại lộ Bình Dương).

Nhờ chú trọng vào đầu tư hạ tầng giao thông để phục vụ công nghiệp, tỉnh Bình Dương hiện là địa phương có sự thu hút vốn FDI cao của cả nước. Tính từ đầu năm 2021 đến ngày 15/5/2021, đã có 1 tỷ 252 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài đổ về Bình Dương đã thu hút, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế đến nay, Bình Dương hiện đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội, chính xác là 3.974 dự án. Tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Tiềm năng vượt trội khu vực cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn

Lợi ích thấy rõ nhất khi có cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn là mật độ giao thông của Bình Dương tăng theo hướng hiện đại. Thời gian được rút ngắn và chi phí vận chuyển phục vụ công nghiệp và dịch vụ của các khu công nghiệp tập trung giảm đi đáng kể. Từ đó mà khả năng các hàng hóa của doanh nghiệp Bình Dương có khả năng hạ giá thành để cạnh tranh nhau. Giảm bớt được áp lực tải lên tuyến quốc lộ 13 và các đường tỉnh lộ khác.

Cơ sở hạ tầng giao thông có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển Kinh tế – Xã hội và hầu hết các lĩnh vực khác ở khu vực. Khi đó sẽ kéo theo một ngành nghề hiện đang rất nổi bật vượt trội ở thị trường Bình Dương đó là bất động sản.

Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn được thiết kế có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng: điện, cấp thoát nước, cây xanh, vỉa hè, dải phân cách, viễn thông,… Công trình hoàn chỉnh là điểm nhấn kiến trúc phát triển công nghiệp – đô thị địa phương thị xã Bến Cát và Bàu Bàng.

Những khu vực trước kia khi tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn chưa đi qua vốn chỉ là các khu đất trống rộng lớn và vườn cao su, cư dân thưa thớt. Từ khi tuyến đường này khai thông, hai bên đường hình thành rất nhiều các công ty, xí nghiệp, dịch vụ nhà hàng, phòng khám, bệnh viện,… Hàng loạt các dự án nhà ở, chung cư mọc lên, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Đô thị cũng từ đây ngày càng sầm uất, phát triển. Do đó ngành bất động sản ở khu vực này tăng lên rất nhanh chóng.

Nằm trong vùng được hưởng lợi nhiều từ hạ tầng của các tỉnh, khu vực Hồ Tràm thu hút nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Trong đó có dự án VENEZIA BEACH, là một dự án rất được quan tâm thời gian gần đây.

Quy mô của dự án VENEZIA BEACH lên đến 72ha, sở hữu đường bờ biển dài hơn 1km. Không những vậy pháp lý dự án Venezia Beach Hồ Tràm sở hữu lâu dài chính là lý do khiến nhiều khách hàng lựa chọn đầu tư ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bản đồ cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn chi tiết nhất. Mong rằng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, đường về Mỹ Phước 3 và những tiềm năng mà nó mang lại.

Bài viết liên quan